Làm Thế Nào Để Nói Tiếng Chăm?

Anh, tôi, các bạn đều là Chăm, cho nên khi đặt câu hỏi: Làm thế nào nói tiếng Chăm?, như thể trò đùa. Hơn thế: một cú chơi khăm của định mệnh! Nhưng đấy là sự thật, dù đau lòng mấy cũng phải biết chấp nhận. Như kẻ đang viết bài này đây: nói với các bạn là Chăm, về vấn đề Chăm, nhưng lại dùng tiếng Việt. Bản thân tôi, trong quan hệ thư từ, ngoài vài bạn thân, còn lại tôi đều dùng tiếng Việt. Vậy mà kẻ ấy được cho là "người lưu giữ vă n hóa Chăm" đấy!!!

:
. Thuở mười tám đôi mươi, lứa chúng tôi rất khổ sở vì nói không thông tiếng mẹ. Thế là hạ quyết tâm: anh em phân công tôi và Lưu Văn Đảo làm . Còn anh bạn đề nghị áp dụng một chiêu rất lạ: "yuw panwơc Ywơn lac / như người Kinh nói" vào câu nói khi không tìm được từ Chăm thay thế. Ví dụ: Bilan hadei mưnauk drei tamư "yuw panwơc Ywơn lac" bac / Tháng sau tụi mình vào "như người Kinh nói" học.
Chúng tôi làm vậy một tháng, rồi nghỉ. Một ý hướng tốt nhưng rất khó thực hiện , vì nếu thế thì câu nói kéo dài vô cùng tận. Đúng là nhiệm vụ bất khả thi!

. Ông bạn ở Sài Gòn xa cộng đồng Chăm đến 40 năm, lần đầu về quê đã vô cùng ngạc nhiên. Anh nói: Chú mầy ạ, anh nghe thông báo của Hợp tác xã mà buồn não lòng: " Mưlăm ni vào lúc chín giờ, likău da-a xã viên mai họp păk thang làng. Mik wa phải mai họp ka đầy đủ. Mưdah thay ô mai ô hợp tác xã sẽ trừ công điểm".
Anh tiếp: chú mầy phải làm cái gì chớ, không thì Chăm mất hết.
Tôi hỏi vặn lại: Chứ anh bảo thằng em phải làm gì nào? Năm 78, tôi là kế toán trưởng HTX , hàng ngày nghe ra rả bên tai thông báo như vậy, buồn lắm chứ. Nhưng bảo họ nói Chăm được không? Sara nói cũng được, nhưng nếu vậy thì bà con nghe được chắc? Bất lực!

. Buổi nói chuyện với anh em giáo viên dạy tiếng Chăm vào mùa hè 2002, tôi dùng tiếng mẹ đẻ, dĩ nhiên có độn 20% tiếng Việt. Một nữ giáo viên hỏi: Sao nhà thơ không nói rặt tiếng Chăm? Tôi hỏi vặn lại: - Cô có thể nghe hết không? - Dạ không! - Vấn đề của buổi nói chuyện này là chúng ta muốn nghe nội dung hay tập nói chuẩn tiếng mẹ? Vậy thì hãy chấp nhận nói độn đi, bà con ạ.
Vẫn bế tắc!

. Thuở học sinh Pô-Klong, chúng tôi hay đùa các bạn Phan Rí (xin lỗi, ở đây không có ý phân biệt mà là nêu sự thật) về tiếng Chăm lai. Nhưng chỉ 20 năm sau thôi, cả 4 vùng Chăm nói độn ngang cựa nhau, không thua kém phân tấc.
Lại là sự thật khác.

. Cách đây 2 tháng, Đài tiếng nói Việt nam ban tiếng Chăm có phỏng vấn một cụ nông dân trên dưới 70. Kết quả: tiếng Việt độn vào ngôn ngữ nói cao đến tái mặt: 70%!!! Nghe Đài, anh bạn tôi than: khó chịu không thể tưởng tượng được! Tôi nói: thì bạn và tôi hàng ngày cũng làm vậy thôi mà!

Tất cả câu chuyện trên nói lên điều gì?
- Bất kì người Chăm nào cũng yêu tiếng mẹ, bởi quan niệm dị biệt nên có lối hành xử khác nhau.
- Thế hệ nào Chăm cũng có người yêu và lo cho tiếng mẹ.
- Việc tiếng ngoài (bởi chúng ta đang sống tại Việt Nam, nên chỉ bàn về tiếng Việt) xâm thực vào tiếng Chăm là có thực, ngày càng nhanh, không thể cưỡng.
- Đã có nhiều biện pháp thử nghiệm nhưng nhìn chung, lẻ tẻ và thiếu hiệu quả.
- Do đó, đôi lúc chúng ta có tâm l í phó mặc.

Đấy là thân phận của tiếng Chăm hôm nay. Tôi nhấn mạnh: tiếng Chăm sống, chứ không phải tiếng Chăm của từ điển, trong luận án hay sách vở. Mà là tiếng Chăm đang được bà con ta dùng hàng ngày. Nó đang giẫy chết. Đó là sự thật! Do đó, việc đặt câu hỏi mang tính thực tiễn: Làm thế nào để nói tiếng Chăm, là cần thiết - vô cùng cấp thiết. Bài này được viết để gợi ý giải quyết câu hỏi bức thiết đó.

?
Có mấy nguyên nhân:
. Ngôn ngữ nào mà chẳng do thói quen. Thói quen xuất phát từ làm biếng hàng ngày. Chúng ta biết "rwak", "bac" nhưng nhiều người nói "bệnh", "học", vậy là ta cứ thế mà nói. Nhanh và gọn, khỏi mất công suy nghĩ cho mệt óc.
- Vốn từ vựng đã biết là thế, còn những tiếng ta không biết hay biết nhưng ít dùng thì càng tệ hơn. Ví dụ: ,... thì ta càng bỏ mặc. Đây có thể đổ lỗi cho: .
. Vài hiện tượng cha mẹ dạy con nói tiếng Việt trước tiếng mẹ, ở các thành ph̔ 9; hay tại quê cũng vậy. Các bạn nghĩ như vậy con sẽ học môn văn tiếng Việt giỏi hơn. Chưa chắc!
. Thành phần này chiếm tỉ lệ rất ít. Ít, nhưng có. Dùng nhiều tiếng Việt cao cấp thì oai hơn, chứng tỏ trong bụng mình có nhiều chữ nghĩa hơn. Như thời Pháp thuộc, người Việt sính tiếng Pháp vậy. Tâm lí chung của nhân loại ấy mà. Vài bạn Việt ở quê mới đi Mỹ vài ba tháng, về đã xổ 20% tiếng Anh [bồi]!
- Còn nói do thiếu sách vở, thiếu chương trình cấp hai, hoặc học cho lắm , t hì là chuyện khác rồi. Xin miễn bàn.

Theo tôi, đó là mấy nguyên nhân chính. Chỉ khuôn định trong việc dùng tiếng nói hàng ngày chứ không yêu cầu một khái niệm cao xa hay hàn lâm là: nói chuẩn, nói có nghề.

?
- Tiếng Chăm trong sách vở là cần, nhưng chưa đủ.
- Tiếng Chăm do Ban biên soạn sách chữ Chăm sáng tác để đáp ứng nhu cầu thông tin mới, cũng vậy. Dù được dạy trong Trường tiểu học, nhưng khi được đẩy ra ngoài mưa gió cuộc đời: ai dùng chúng? Bà con vẫn cứ "tự do" chứ có ai chịu nói "eng drei" đâu!
- Anh em bà con ở xa: Pháp, Mỹ, Mã Lai,...sẽ nói tiếng mẹ đẻ mình như thế nào? Lai độn Mã, Mỹ, Tây,...là chuyện không tránh khỏi. Vậy 50 năm nữa, chúng ta có còn nghe nhau?
- Ngay ở Việt Nam thôi, Chăm Panduranga đã khác nhiều so với Chăm Miền Tây hay Sài Gòn. Anh em chúng tôi gặp nhau đã phải dùng tiếng phổ thông để tâm sự.

:
- Mỗi cá nhân tự mình ý thức nuôi dưỡng và dùng ngôn ngữ dân tộc. Viết truyện, làm thơ tiếng Chăm, hay chỉ cần tập nói mỗi ngày.
- Thường xuyên tập luyện trong gia đình. Không khí gia đình vô cùng thuận lợi; cha mẹ, con cái cố gắng nói "Chăm rặt". Mãi thành quen. Ở Sài Gòn, có gia đình vẫn ứng dụng hàng ngày. Gia đình thì vậy, nhưng ngoài xã hội thì sao đây?
- Việc mở rộng sự "tập nói" ra ngoài là điều rất cần. nên trao đổi thư từ bằng tiếng Chăm. Viết sai ch& #237;nh tả hay phiên âm khác nhau cũng không sao. Cứ làm đi rồi tự sửa sai. Dĩ nhiên, khi túng, cũng phải cầu cứu đến từ điển.

*
Tại Chăm hôm nay, tình trạng "tiếng Chăm nói" rất đáng buồn. "Một ít thống kê không chính thức tỉ lệ từ tiếng Việt đang được độn vào tiếng Chăm trong trao đổi thường ngày:
- Lứa tuổi 20 - 35: 30 - 40%.
- Lứa tuổi 35 - 50: 25 - 30%.
- Lứa tuổi 50 - 70: 20 -25%.
- Lứa tuổi trên 70: dưới 15%.
Tiếng Chăm ngày càng bị phủ bụi, lai tạp và đang đứng trước nguy cơ trở thành tử ngữ". (Inrasara, "Sáng tác văn chương Chăm hôm nay", ).
Trà Vigia, hiện đương cộng tác tại Đài tiếng nói Việt Nam - ban tiếng Chăm, trực tiếp với bà con, nhận định rằng: nếu số liệu trên đúng hoặc dừng lại chỗ đó thôi thì còn may. Hôm nay tốc độ suy giảm tiếng Chăm trong giao tiếp hàng ngày xuống cấp không gì cưỡng lại được. Tôi hỏi: vậy bạn làm gì?
Vẫn cứ bất lực.

Ở trên chúng ta chỉ bàn về vốn từ cũ, từ vựng đã có nhưng đang/sắp sửa chết; nên mới có Đám tang chữ. Hằng ngày, chúng ta tham dự vào cuộc đưa đám ấy, nhưng rất ít người biết. Hoặc biết, nhưng vẫn vô tư làm hành vi "cho nắm đất ân huệ". Tội!
Hôm nay, ta thử bàn về vốn từ vựng mới.
Cuộc sống thay đổi, nhiều sự kiện mới, khái niệm mới và sự vật mới ra đời đòi hỏi làm khai sinh đặt tên. Cần có ngôn từ mới để đáp ứng những cái mớ ;i đó. Giải quyết tình trạng này, có 3 hướng chính:

.
Ví dụ, thời Pháp thuộc, Việt Nam có Hoàng Xuân Hãn với tác phẩm . Ông làm công trình này lúc tuổi còn rất trẻ. Ông lấy lại tiếng Nhật và phần nào tiếng Hoa là chính để "dịch" các từ mới. Như "siêu hình học", ông lấy lại từ tiếng Nhật khi người Nhật dịch Métaphysique (Pháp) hay Metaphysics (Anh); dù sau này có học giả muốn thay bằng "siêu thể học" chính xác hơn, nhưng mọi người đã quen rồi. Cứ thế mà dùng.
Đây là thao tác cần thiết. Điều quan trọng là sau đó nhà văn, n hà khoa học Việt dùng nó (sử dụng có chọn lọc) làm nền tảng dịch hay viết các bài/tác phẩm khoa học.
Các từ vựng này, vì thế đã tham dự tích cực vào sinh hoạt trí thức Việt.

Với Chăm, khối lượng từ vựng Ban biên soạn sáng tác ra trong thời gian qua không phải là ít, nhưng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, chúng đã không có được vinh dự ấy.

Vốn từ vựng sinh ra từ cuộc sống hàng ngày, do chính nhân dân tạo tác trong lao động, giao tiếp,...
Ví dụ, thời trước 1975, một số dụng cụ chiến tranh là các vật dụng trước đó Chăm chưa biết nên chưa có từ để gọi, là chuyện đương nhiên. Vậy là Chăm tìm cách đẻ, họ đã đẻ ra thiệt, rất vui và không thể nói là không hay:
- súng M72 (chống tăng) gọi là: (nó chỉ bắn một lần duy nhất rồi bỏ: lấy công dụng đặt tên).
- súng M79: (vì đầu đạn giống tròng đỏ trứng vịt: nhìn hình dáng đặt tên)
- máy bay trực thăng loại mỏng thì được gọi là (vì nó "không có thịt da" như máy bay trực thăng thường). ...

Hiện tượng trên nói lên điều gì? Quần chúng Chăm cách nay 30-40 năm luôn ý thức về sử dụng tiếng mẹ đẻ. Cũng có trường hợp các sự vật mới được thế hệ chú bác ta dùng thẳng tiếng Việt, nhưng có thể nói: sức sáng tạo ngôn từ vẫn còn. Còn hôm nay: hãy thử xem 4 vị Chăm chơi cờ "tiến lên" cũng đủ biết: toàn tiếng Việt! Tôi nghĩ, nếu trong cuộc này, ta thử "nói" tiếng mẹ (nếu chưa có thì cứ bày ra bừa đi ngay trong cuộc chơi đó) thì hay biết bao: kho từ vựng Ch 59;m sẽ có vốn thuật ngữ "ăn chơi" mới!

.
Đây là vốn từ nằm giữa vùng danh từ khoa học và ngôn ngữ dân dã. Nó gần ngôn ngữ hàng ngày hơn, vì thế quần chúng cũng dễ tiếp nhận hơn. Với tiếng Việt, công lớn phải thuộc về các nhà tiểu thuyết tiền -Tự lực Văn đoàn, sau đó là Nhóm Tự lực Văn đoàn: từ các sáng tác phẩm của họ, các nhà soạn từ điển đã tập hợp cả một kho từ vô cùng phong phú. Riêng Xuân Diệu, tính về mặt từ vựng thôi, đã đóng góp rất lớn.

Tình hình Chăm khó khăn rất nhiều. Vẫn có vài người chuyên làm thơ bằng tiếng mẹ, thậm chí Phutra Noroya còn viết cả cuốn tiểu thuyết nữa, nhưng nhìn chung: vẫn còn rất yếu! Mà lực lượng này cũng quá ngũ tuần rồi. Dù sao, ra đời, đã phát hiện thêm 3 gương mặt trẻ măng có thơ bằng tiếng Chăm. Hy vọng vậy thôi.

Người Chăm cư trú tại nhiều nước khác nhau. Ngay ở Việt Nam thôi, cộng đồng ta sinh sống không tập trung trên 10 tỉnh thành. Giọng nói các vùng miền khác nhau là chuyện bình thường. Và khi khoảng cách về thời gian khá xa, một lượng từ vựng-ngữ nghĩa biến đổi cũng là điều không thể tránh. Nói đâu xa, người Việt thôi: mỗi thứ cá dùng hàng ngày mà có đến 3 từ để gọi: cá tràu, cá quả, cá lóc!

Thực tế, vốn từ của Chăm Miền Tây hay Sài Gòn với Chăm Miền Trung cũng có khác biệt khá lớn. Phải chấp nhận vậy! Đó là nói về khác biệt về từ vựng.
Riêng với lượng từ chung, ngữ nghĩa giống nhau, câu hỏi đặt ra: Làm sao viết đúng?
Không đề cập chữ Chăm truyền thống , chỉ bàn về chữ Chăm Latin hóa thôi.
Làm thế nào ta viết ra mà ai đọc cũng hiểu? Đây là đòi hỏi từ thực tiễn. Ở đây tôi xin đứng ở khía cạnh này để bàn. Vì nếu nói đế n khoa học, thì mãi đến thế kỉ XXII vẫn chưa xong, có lẽ.

:
Ví dụ khi ta viết
A- , hay hoặc thì ai cũng hiểu nó nghĩa là bay, trong câu .
B- : đừng, cũng vậy.
C- Viết: hay ai cũng hiểu là trâu.
D- hay : thuyền, cũng thế.

Tạm kết luận: âm tiết chính hay ít quan trọng trong việc xác định đúng/sai của từ. Nếu chấp nhận tính tương đối, ta có thể bỏ qua. Ví dụ B này đã xảy ra ở BBS: Ban biên soạn sách chữ Chăm viết , bởi hầu như tất cả làng Chăm ở Panduranga phát âm như thế; dù ngày trước đã có nới viết: . Cái cần nhất: ai cũng hiểu.
Do đó, mặc dù là người từ lò BBS nhưng trong các tác phẩm nghiên cứu của tôi, tôi không viết như Ban biên soạn sách chữ Chăm. Còn trong , chúng tôi chủ trương viết cả 2 dạng, để bà con làm quen. Không vấn đề gì cả, tôi nghĩ: chúng rất tương đối.

:
Khi ta viết: thì cả ba từ đó không cùng nghĩa nữa, mặc dù ta vẫn đọc là . Ở đây phụ âm cuối đóng vai trò khu biệt nghĩa.
: màu sắc / : thủ đô / : (tấm) chăn. Như vậy, muốn viết phụ âm cuối tiếng Chăm đúng chỉ có học thuộc. Nó cũng giống phụ âm cuối "T", "C" trong tiếng Việt vậy: cái báT, cô báC.

:
Tiếng Chăm là ngôn ngữ đa âm tiết. Ví dụ ta viết: .
Nên, dù âm tiết thứ hai nào trong 5 từ trên đều là: cả, nhưng trước nó có (tiền trọng âm) khác nhau ( ), do đó chúng có nghĩa khác nhau. Vậy, nếu ta viết này sai, thì nghĩa cũng sai theo. Muốn viết đúng chính tả, không cách nào khác là học thuộc lòng.

: trong tiếng Chăm, Phụ âm cuối và là quan trọng hơn cả trong việc xác định ngữ nghĩa của từ. Dĩ nhiên còn vài điểm phụ khác, nhưng tôi nhấn mạnh: quan trọng hơn cả. Còn làm thế nào để kiểm tra biết mình viết đúng/sai? Điểm này, tôi có phân tích kĩ lưỡng trong cuốn , Nxb. VHDT, 2003. Hay nhất, người học chỉ còn cách tra từ điển.

Sài Gòn, mùa mưa 2005.

Next Post Previous Post