Vì Sao Bạn Học Tiếng Anh Không Đúng Cách Và Không Hiệu Quả?
Thời đại hội nhập khiến nhu cầu học tiếng Anh tăng cao, tiếng Anh trở thành môn học bắt buộc cũng như kỹ năng quan trọng khi đi làm. Thế nhưng, nhiều người lại gặp khó khăn, nản lòng, học mãi không vào chỉ vì học tiếng Anh không đúng cách. Vậy những sai lầm đó là gì và làm cách nào để học tiếng Anh tốt hơn? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn học tiếng anh không đúng cách từ phương pháp, môi trường học đến mục đích học của mỗi người.
Hầu hết những người mới học tiếng Anh đều hay mắc phải sai lầm này. Ngoài thời gian học tập trên lớp, rất nhiều người đã quên mất việc ôn tập, học từ mới cũng như ôn luyện tại nhà. Điều này khiến việc học tiếng Anh của bạn trở nên khó khăn, khó phát triển hơn rất nhiều. Đặc biệt, với ngoại ngữ, việc học tập mỗi ngày những thói quen nghe đọc tiếng Anh cũng tạo nên phản xạ ngôn ngữ hiệu quả, tác động đến khả năng giao tiếp của bạn nhiều hơn.
Môt trong những quan niệm sai lầm của nhiều người khi học ngoại ngữ là phải hiểu hết mọi thứ. Thực tế, ngôn ngữ là vô hạn, ngay đến những người đạt điểm cao trong tiếng tiếng Anh cũng chưa chắc đã đọc hiểu mọi văn bản. Việc học quá cầu toàn dễ khiến bạn học tiếng Anh không đúng cách, học không hiệu quả.
Khi gặp một văn bản khó, từng cố tra cứu từng từ, tập đọc nắm ý chính sẽ giúp bạn nhớ nhanh hơn. Bên cạnh đó, khi học từ vựng, việc nắm được cách sử dụng, nhớ theo cụm từ, nghĩa trong ngữ cảnh quan trọng hơn việc bạn chỉ nhớ nghĩa đơn thuần.
Theo khoa học, mỗi người lại có một cách tư duy cũng như phương thức học khác nhau. Với tiếng Anh, có rất nhiều phương pháp cũng như nguồn tư liệu bạn có thể tiếp cận. Rất nhiều bạn mải theo những phương pháp học được chia sẻ trên mạng, phương pháp học của những người đạt điểm cao chứ không để ý có phù hợp với bản thân không.Tùy theo trìnhđộ, muc đích học cũng như thời gian học mà bạn có thể chọn lựa phương pháp học phù hợp.
Không chỉ với tiếng Anh, trong mọi môn học, việc tập trung quyết định rất lớn đến chất lượng học. Không tập trung, học không có hệ thống khiến bạn bị sao nhãng, giảm hiệu quả ghi nhớ cũng như giảm sút hứng thú học.
Tiếng Anh hay bất cứ một loại ngôn ngữ nào cũng cần có sự giao tiếp, thực hành để nâng cao kỹ năng. Chính vì vậy, học thầm lặng là một sai lầm bạn nên từ bỏ ngay khi học tiếng Anh. Việc học tiếng Anh một mình, không giao tiếp sẽ khiến bạn khó áp dụng tiếng Anh trong cuộc sống. Tuy vậy, sai lầm lại đang gặp ở khá nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh. Chương trình học thi trên trường khiến nhiều bạn chỉ chăm chăm học ngữ pháp, luyện đề.
Tiếng Anh là một loại ngôn ngữ ứng dụng, phải được gắn liền với cuộc sống, trong ngữ cảnh sử dụng phù hợp. Khi học từ vựng, ngữ pháp, cách học xa rời thực tế, không nắm được hoàn cảnh sử dụng khiến người lúng túng khi phải sử dụng tiếng Anh. Để cải thiện tình trạng này, khi học, bạn nên chú ý kết hợp với thực hành. Học kết hợp với giao tiếp, tự tạo môi trường sử dụng tiếng Anh cho bản thân giúp tạo phản xạ ngôn ngữ hiệu quả hơn.
Không chỉ học sinh, nhiều phụ huynh vẫn quan niệm học tiếng Anh phải có giáo viên nước ngoài. Thực tế, đây là quan niệm khá sai lầm, đặc biệt là với những bạn nhỏ, những người vốn tiếng Anh chưa vững. Với những người mới học, giáo viên bản ngữ sẽ giúp giải thích, cụ thể, sát sao hơn. Với những bước nền tảng, ngữ pháp cơ bản, môi trường sử dụng rất quan trọng. Nếu bạn không thể hiểu giáo viên nói gì khiến bạn nản lòng hơn khi học. Việc kết hợp giáo viên bả n xứ luyện phát âm chuẩn cùng giáo viên trong nước luyện căn bản sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh chóng hơn.
Tình trạng học không mục tiêu, động lực đang khiến nhiều người học tiếng Anh không đúng cách. Đặc biệt, việc học không có mục tiêu dễ khiến bạn nản lòng, không muốn học khi gặp kiến thức khó. Việc xác định mục tiêu, xây dựng hướng học tập sẽ giúp bạn thêm quyết tâm khi học.
Ngoài việc tránh không đúng cách, những bí quyết học tập hiệu quả sẽ giúp bạn nâng cao, hoàn thiện cả 4 kỹ năng tiếng Anh hiệu quả hơn.
Để luyện nghe hiệu quả, trước tiên bạn cần có vốn từ vựng tương đối cũng như không ngừng rèn luyện. Luyện nghe là cả một quá trình giúp bạn hình thành phản xạ, tạo thói quen để nâng cao kỹ năng.
Ngoài ra, với nghe từ phim ảnh và bài hát, bạn nên hạn chế vừa xem vừa đọc phụ đề tiếng Việt quá nhiều. Nếu có thể, hãy cố gắng đọc phụ đề Anh để tăng cả hai kỹ năng đọc và nghe, nghe rõ phát âm và rèn luyện đạt hiệu quả hơn. Ngoài ra, trên Internet có rất nhiều website , bạn có thể vừa tập nghe, vừa làm đề để có kết quả học tập hiệu quả hơn.
Khả năng nói là một trong những kỹ năng khiến nhiều người gặp khó khăn, sợ học tiếng Anh. Để cải thiện kỹ năng nói, bạn cùng lúc phải trau dồi cho mình khả năng nghe, ngữ pháp, từ vựng cũng như phát âm. Trước tiên, kỹ năng nghe giúp bạn hiểu được ý người đang giao tiếp, tăng tốc độ phản xạ khi giao tiếp. Bạn có thể tự rèn luyện khả năng nghe và phát âm cùng lúc, giúp đạt hiệu quả học tập. Khi nghe những băng nghe, phim ảnh, bạn có thể nghe và có nhái giọng diễn vi ên, luyện phát âm đúng cũng như tốc độ nói.
Bên cạnh đó, bạn có thể tham gia vào các câu lạc bộ tiếng anh, sử dụng những mạng giao lưu quốc tế. Việc kết bạn với những bạn từ nhiều quốc gia vừa giúp bạn có thêm môi trường luyện nói, vừa mở rộng các mối quan hệ cá nhân. Việc luyện nói qua bạn bè quốc tế cũng giúp bạn tăng thêm hứng thú khi học tập. Một điều tuyệt đối lưu ý khi học là bạn cần tự tin nói, đừng ngại nói sai, đừng cố sửa sai quá nhiều khi nói dễ khiến bạn nói vấp, kém trôi chảy.
Kỹ năng đọc được hoàn thiện từ nhiều kiến thức tổng hợp như ngữ pháp, từ vựng, khả năng đọc và phân tích nhanh, ... Để rèn luyện khả năng đọc, trước tiên, bạn nên cố biến nó thành thói quen mỗi ngày thay vì việc học nhàm chán. Cố gắng dành thời gian luyện đọc mỗi ngày ít nhất 30 phút, có thể đọc mọi mà bạn thích như sách báo, tạp chí, ... giúp tăng khả năng nhận diện. Một trong những phương pháp học tiếng Anh không đúng cách thường gặp là bạn c& #7889; gắng dịch mọi từ trong bài đọc. Thực tế, vào phòng thi sẽ không có từ điển để bạn tra cứu, việc dịch mọi từ sẽ khiến bạn đọc chậm, dễ nản hơn thôi.
Dù ở trình độ nào, bạn cũng không nên bỏ qua thói quen ôn luyện hàng ngày. Tùy theo cấp độ, sở thích mà bạn có thể chọn lựa phương pháp phù hợp như viết blog, viết truyện hay viết bài theo sách luyện đề. Tuy nhiên, nên học theo nhóm hoặc có một người giúp bạn chữa bài viết, sữa những lỗi câu cú, diễn đạt hay cả lỗi dùng từ. Bằng cách này, bạn có thể cải thiện khả năng viết, tốc độ lên dàn ý khi làm bài thi cũng như rèn luyện về ngữ pháp hiệu quả hơn.
Từ việc , chính những người học tiếng Anh đang tự làm nản chí mình với việc học. Mong rằng với bài viết trên sẽ giúp bạn nhận ra những lỗi sai, tìm thấy phương pháp học phù hợp giúp cải thiện chất lượng học tập tốt nhất.